Tieng Phap Edu

Ren luyen ky nang nghe tieng Phap

Làm thế nào để nghe tốt tiếng Pháp? Hãy tìm hiểu một số phương pháp giúp bạn cải thiện kỹ năng nghe khi học tiếng Pháp cực kỳ đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả dưới đây. Làm sao để rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Pháp hiệu quả? Tại sao bạn nghe tiếng Pháp chưa tốt? nhiều người học thường bỏ qua kỹ năng này mà tập trung vào ngữ pháp, đọc và từ vựng...

>> Xem thêm: Học tiếng Pháp dành cho người mới bắt đầu
 

1. Làm thế nào để nghe tốt tiếng Pháp

 
Tưởng tượng xem, nếu sáng nào bạn cũng nghe một bài hát nào đó, thì dù thích hay không, bạn cũng sẽ thuộc hay nhớ vài câu trong bài. Ta hãy biến việc nghe tiếng Pháp thành một thói quen và sở thích. Luyện nghe hàng ngày sẽ giúp bạn dần "thẩm thấu" tiếng Pháp và thêm yêu ngôn ngữ này. Mỗi khi đến giờ kiểm tra nghe tiếng Pháp, đầu bạn như muốn nổ tung vì không thể bắt kịp lời nói của người bản ngữ? Bạn tự hỏi làm sao để có thể khắc phục được tình trạng đó? Dưới đây là những mẹo nhỏ giúp bạn nâng cao kỹ năng nghe khi học tiếng Pháp và thêm yêu thích nghe tiếng Pháp.
 
Nghe nhiều lần: Cùng một nội dung, bạn hãy nghe thật nhiều lần và cố gắng nghe được từng chữ trong bài. Sau đó bạn nhớ lại và tập đọc theo, dần dần bạn sẽ nhập tâm những câu nói đó và nhận ra chúng nếu gặp lại trong các bài sau. Ngoài ra, bạn còn có thể áp dụng những câu nói này thường xuyên trong giao tiếp hoặc các cuộc thảo luận để cải thiện cả kỹ năng nói.
 
Luyện nghe hàng ngày: Hãy dành mỗi ngày một ít thời gian cho việc nghe tiếng Pháp. Tài liệu giúp bạn luyện tập rất phong phú, có thể là những bài hát, radio, bản tin, hay chương trình talkshow. Bạn có thể luyện nghe ngay khi đang làm việc nhà hay trên xe buýt. Bạn thử nghĩ xem, nếu sáng nào bạn cũng nghe một bài hát nào đó, thì dù thích hay không, bạn cũng sẽ thuộc hay nhớ vài câu trong bài. Vậy thì tại sao không biến nghe tiếng Pháp thành một thói quen hàng ngày và dần dần "thẩm thấu" để nâng cao trình độ?

>> Xem thêm: Học tiếng Ba Lan: Có khó hay không?
 
Khơi gợi hứng thú cho bản thân: Bạn nên tập trung nghe những nội dung mà bạn cần học, muốn tìm hiểu hay yêu thích, chẳng hạn như kinh doanh hay văn hóa. Trước hết, hãy nghe những tài liệu đơn giản, dễ nghe rồi nâng dần độ khó. Chọn nghe theo chủ đề yêu thích sẽ giúp bạn có thêm hứng thú và động lực tìm tòi, giúp bạn tiến bộ trong thời gian ngắn.
 

2. Phương pháp nghe tiếng Pháp hiệu quả

 
Bạn nên nhớ người ta không vô tình nói " Nghe, Nói, Đọc, Viết" theo thứ tự như vậy đâu. " Nghe, Nói, Đọc, Viết" là trình tự học tiếng Pháp tự nhiên nhất. Trẻ em học ngôn ngữ mẹ đẻ theo trình tự trên hiệu quả thì khỏi phải bàn rồi. Kỹ năng Nghe luôn là một trong số các kỹ năng còn yếu của sinh viên hiện nay. Khi bạn có thời gian chết sao bạn không luyên nghe tiếng Pháp nhỉ, rất thú vị đó. Đây là phương pháp luyện nghe của Thầy giáo biết 6 ngôn ngữ. Các bạn tham khảo nhé.
 

 
‘Tắm’ ngôn ngữ. Nghe không cần hiểu: Hãy nghe! Đừng hiểu. Bạn chép vào CD một số bài tiếng Pháp. Mỗi bài có thể dài từ 1 đến 5 phút. Khi nào bạn ở nhà một mình, thì mở các bài đó ra vừa đủ nghe, và cứ lặp đi lặp lại mãi ra rả như âm thanh nền suốt ngày. Bạn không cần để ý đến nó. Bạn cứ làm việc của mình, đánh răng, rửa mặt, học bài làm bài, vào internet… với tiếng lải nhải của bài tiếng Pháp. (thậm chí, trong lúc bạn ngủ cũng có thể để cho nó nói). Trường hợp bạn có CD player, USB player hay iPod, thì đem theo để mở nghe khi mình có thời gian. ví dụ: di chuyển lâu giờ trên xe, đợi ai hay đợi đến phiên mình tại phòng mạch.
Công việc ‘tắm ngôn ngữ’ này rất quan trọng, vì cho ta nghe đúng với từng âm của một ngôn ngữ lạ. Tai của chúng ta bắt rất nhanh một âm quen, nhưng loại trừ những âm lạ.
 
Đừng nản lòng vì lâu ngày mình vẫn không phân biệt âm: hãy nhớ rằng bạn đã tắm ngôn ngữ tiếng Việt ít ra là 9 tháng liên tục ngày đêm trước khi mở miệng nói được tiếng nói đầu tiên và hiểu được một hai tiếng ngắn của cha mẹ; và sau đó lại tiếp tục 'tắm ngôn ngữ' Việt cho đến 4, 5 năm nữa!
 
Nghe với hình ảnh động. Nếu có giờ thì xem một số tin tức bằng tiếng Pháp (một điều khuyên tránh: đừng xem chương trình tiếng Pháp của các đài Việt Nam, ít ra là giai đoạn đầu, vì xướng ngôn viên Việt Nam, phần lớn, nói rất gần với âm Việt Nam (kể cả pronounciation), nên mình dễ quen nghe, và từ đó lỗ tai mình lại hỏng, về sau lại khó nghe người bản xứ nói tiếng Pháp - thế là phải học lại lần thứ hai!). Các hình ảnh đính kèm làm cho ta ‘hiểu’ được ít nhiều nội dung bản tin, mà không cần phải ‘dịch’ từng câu của những gì xướng ngôn viên nói. Bạn sẽ yên tâm hơn, sau khi nghe 15 phút tin tức, tự tóm lược lại, thì mình thấy rằng mình đã nắm bắt được phần chính yếu của nội dung bản tin. Và đây là cách thư hai để tắm ngôn ngữ. Tham khảo thêm bài viết về : 3 yếu tố quyết định kỹ năng nghe tiếng Pháp của bạn
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free